Máy chém ở Việt Nam Máy_chém

Thời Pháp thuộc

Tại Việt Nam máy chém được thực dân Pháp đưa sang từ cuối thế kỷ XIX. Sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam vào năm 1954, trại giam Hỏa Lò còn bốn cái.

Khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp thất bại. Ngày 8 tháng 5 năm 1930 xảy ra vụ hành hình bằng máy chém bốn nhân vật quan trọng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái: Đặng Văn Tiệp, Đặng Văn Lương, Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng. Đến ngày 17 tháng 6 năm 1930, thêm 13 người nữa lên đoạn đầu đài: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuân, Đào Văn Nhít, Nguyễn Như Liên, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Tiềm, Ngô Văn Du, Hà Văn Lao, Đỗ Văn Tư, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Văn Thịnh. Trước khi lên máy chém, nhà cách mạng Nguyễn Thái Học đã đọc hai câu thơ, trong đó có câu "Chết vì Tổ quốc chết vinh quang".[6]

Việt Nam Cộng hòa

Máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm. Hiện máy đang được trưng bày tại Bảo tàng TP. Cần Thơ, Việt Nam. Theo John Guinane, chỉ tính từ 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh ủng hộ những người cộng sản, thường là bằng máy chém[7]

Ba Cụt (1923-1956) là thủ lĩnh quân sự của giáo phái Hòa Hảo, ly khai lại chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình DiệmQuân đội Quốc gia Việt Nam vào những năm 1954-1956. Ông sau đó bị bắt sống và bị xử tử bằng máy chém.

Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhất Cộng hòa đề ra đạo luật 10/59, theo đó người bị kết tội là theo chủ nghĩa cộng sản sẽ bị hành quyết bằng máy chém[8]. Một máy chém như vậy được trưng bày ở Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh.[9] Theo sử gia John Guinane, chỉ tính từ năm 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh nổi loạn hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, thường là bằng máy chém[7]

Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được bêu để thị uy:

  • Sách "The Vietnamese war: revolution and social change in the Mekong Delta" của sử gia Elliot có dẫn 2 trường hợp bị hành hình công khai bằng máy chém tại tỉnh Mỹ Tho: một là Bảy Châu ở chợ Mỹ Phước Tây và hai là một người tên là Tranh ở chợ Bến Tranh.
  • Báo The Straits Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết tường thuật cảnh 1.000 người dân xem xử chém công khai ở SàiGòn[10]
  • Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 12-10-1959 có đăng ảnh máy chém kèm chú thích “Đây là chiếc máy chém (ảnh) đã chặt đầu tên Cộng sản Võ Song Nhơn, ngay lập tức sau khi tòa tuyên án”[11]. 3 ngày sau, Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 15-10-1959 có đăng tin: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng[12].
  • Tờ "Công báo" phát hành tại Sài Gòn ngày 23-5-1962 thông báo việc xử bằng máy chém diễn công khai bằng hàng tít cỡ lớn: "4 ÁN TỬ HÌNH - 1 giáo sư, 1 học sinh, 1 cựu binh nhì và 1 vô nghề nghiệp sẽ bị đoạn đầu bằng máy chém."[13].

Sau này, Robert McNamara - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ghi trong Hồi ký "Nhìn lại quá khứ-Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam" như sau[14]:

Ngày 6-5-1959, Diệm đã ký Luật 10/59. Mỉa mai là ông ta quay trở lại với cách của các ông chủ thuộc địa người Pháp từng thực thi, mở đầu kỷ nguyên của những cái chết bằng cách chặt đầu. Đám tay chân của Diệm đi đến các vùng nông thôn với những chiếc máy chém cơ động và chương trình truy lùng những người cộng sản.

Trong một cuốn sách khác, McNamara tả lại một vụ chặt đầu mà ông chứng kiến[15]:

Chính quyền Diệm đã có nhiều vụ hành quyết. Rất nhiều người ở phương Tây phủ nhận điều đó đã xảy ra, nhưng Diệm không hề che giấu điều đó. Họ đã tiến hành công khai các vụ hành quyết và có những bức ảnh trong các bài báo chụp những chiếc đầu người bị cắt rời bởi một máy chém... Vào năm 1959, tôi đã đi thăm các tiền đồn của quân đội, nơi mà họ (quân đội của Ngô Đình Diệm) đã chặt đầu những người mà họ cho là Cộng sản. Họ treo những chiếc đầu người vào ngay trước cổng tiền đồn của họ, đôi khi với hai điếu thuốc lá cắm lên mũi. Họ thậm chí còn mời mọi người chụp ảnh điều đó. Những binh lính đó rất tự hào về hành động của bản thân.

Sử gia Edward Miller mô tả trong cuốn sách "Liên minh sai lầm- Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Nam Việt Nam" như sau[16]:

Hình ảnh khát máu của chế độ Ngô Đình Diệm càng được củng cố với quyết định sử dụng công cụ tử hình thời thuộc địa là máy chém. Các thành viên tòa án mang theo "phiên bản di động" (có thể tháo rời và kéo sau xe tải quân sự) của thứ công cụ kinh khủng này khắp đất nước - một chi tiết mà những tuyên truyền viên của đảng Cộng sản không bỏ qua nhằm lên án các phiên tòa. Với số lượng lớn cư dân nông thôn bị kết án nhầm là Cộng sản, Luật 10/59 và sự nhấn mạnh của nó vào sự trừng phạt công khai chỉ làm tăng sự sợ hãi của thường dân vào chính quyền Diệm và các đại diện của nó

Ông Hoàng Lê Kha, Tỉnh ủy viên Đảng bộ Tây Ninh.[17] cũng bị kết án tử hình bằng cách chém đầu. Một số thông tin trên blog, mạng xã hội... cho rằng ông là người duy nhất bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa xử tử bằng máy chém, nhưng thực ra ông Kha chỉ là một trong hàng ngàn người bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa chặt đầu trong thời kỳ này (ở trên đã dẫn chứng một số vụ chém đầu khác từng được đăng báo công khai).

Ngoài ra, có nguồn cho rằng ông Hoàng Lê Kha là người Việt Nam cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém, về sau chế độ Việt Nam Cộng hòa không còn sử dụng công cụ tử hình này nữa.[18] Tuy nhiên, căn cứ theo các bài báo ở Sài Gòn trong thời kỳ đó thì sau vụ chém đầu ông Hoàng Lê Kha, tòa án Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục sử dụng máy chém cho tới ít nhất là giữa năm 1962[19].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Máy_chém http://www.executedtoday.com/2009/03/12/1960-hoang... http://www.guillotine.dk/Pages/Saigon.html http://www.legifrance.gouv.fr/affichTexte.do?cidTe... http://eresources.nlb.gov.sg/newspapers/Digitised/... http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=609... http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/Vanhoa/0001/0002/... http://www.yenbai.gov.vn/vi/Pages/chitietmonguyent... http://www.quandoinhandan.org.vn/QDNDSite/vi-VN/61... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Guillo... https://books.google.com.vn/books?id=60HCyHsBtfIC&...